Sáng 9/11,ệtNamsẽtăngthungânsáchkhiápthuếtốithiểutoàncầjav Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (thuế tối thiểu toàn cầu).
Thuế tối thiểu toàn cầu là thỏa thuận của các nước G7 đạt được vào tháng 6/2021 để chống lại các tập đoàn đa quốc gia chuyển lợi nhuận sang nước có thuế suất thấp để tránh thuế, có hiệu lực từ 1/1/2024. Thuế suất sẽ áp dụng là 15% với các doanh nghiệp đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất từ 750 triệu euro (khoảng 800 triệu USD) trở lên trong hai năm của 4 năm liền kề nhất.
Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU sẽ đánh thuế vào năm 2024. Việt Nam cũng có kế hoạch áp thuế này từ năm 2024.
Theo Bộ trưởng Phớc, thuế tối thiểu toàn cầu không phải điều ước, cam kết quốc tế và không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp thuế tức từ bỏ quyền định thuế và doanh nghiệp sẽ nộp bổ sung về chính quốc - nơi họ đặt trụ sở chính công ty mẹ.
Việc áp thuế này sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội mới, như tăng nguồn thu ngân sách từ phần thu thuế bổ sung, và hạn chế hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá.
Chính sách thuế tối thiểu toàn cầu được Chính phủ Việt Nam xây dựng và đề nghị áp dụng từ đầu 2024 gồm quy định tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IRR) và thuế tối thiểu bổ sung nội địa đạt chuẩn (QDMTT).
Qua rà soát của Tổng cục thuế, có khoảng 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu. Nếu các nước có công ty mẹ đều áp thuế từ 2024, các nước này sẽ thu thêm phần thuế chênh lệch khoảng hơn 14.600 tỷ đồng trong năm sau.
Khi Việt Nam áp dụng IRR với những doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có doanh thu hợp nhất tối thiếu 750 triệu euro và thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế của công ty thành viên ở nước khác thấp hơn mức tối thiểu (15%), thì sẽ thu thêm thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung từ những đơn vị này.
Cơ quan thuế cũng cho biết, có 6 tập đoàn thuộc đối tượng áp dụng IRR, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tổng công ty Viễn thông Mobifone, Công ty cổ phần Hàng không Vietjet, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tập đoàn Hòa Phát. Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung Việt Nam có thể thu được dự kiến khoảng gần 73 tỷ đồng (trong trường hợp các nước nhận đầu tư không áp dụng QDMTT).
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Lê Quang Mạnh cho hay, theo quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ngay với phần thu nhập trong nước của các tập đoàn này đang có thuế suất dưới 15%, cũng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa (QDMTT). Việc này để tránh các nước thứ ba sẽ được quyền thu khoản thuế này của Việt Nam từ năm 2025.
"Đây có thể là ảnh hưởng đáng kể với các tập đoàn trong nước", ông Mạnh nhận xét, và đề nghị Chính phủ cần tính tới tác động và khả năng bị ảnh hưởng của các tập đoàn trong nước, có phương án xử lý phù hợp.
Mặt khác, ông Mạnh cũng cho rằng, việc áp thuế tối thiểu toàn cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong thời gian hưởng ưu đãi miễn giảm và có thuế suất thực tế thấp hơn 15%.
Nhưng cũng có nhà đầu tư muốn nộp thuế tối thiểu toàn cầu bổ sung tại Việt Nam, nhưng cũng có doanh nghiệp muốn nộp tại nước mẹ. Trường hợp này khả năng nhà đầu tư khiếu kiện tại các cơ quan tài phán quốc tế và thắng kiện là hiện hữu. Vì thế, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ đưa ra phương án quy định phù hợp.