Vnloto

"Con số này sẽ tăng dần từ 20 đến 30% mỗi năm", Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biế cgv aeon bình tân

【cgv aeon bình tân】Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Tuyển 1.000 sinh viên ngành bán dẫn năm 2024

"Con số này sẽ tăng dần từ 20 đến 30% mỗi năm",ộtrưởngNguyễnKimSơnTuyểnsinhviênngànhbándẫnnăcgv aeon bình tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở Quốc hội về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, sáng 1/11.

Ông Sơn cho biết đào tạo nhân lực ngành bán dẫn là trọng trách, sứ mệnh của ngành giáo dục để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới công nghệ, đón đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Theo dự báo của Chính phủ, nhu cầu nhân lực ngành bán dẫn 50.000-100.000 người đến năm 2030, với trình độ và lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

"Chúng tôi đã nhận chỉ đạo của Thủ tướng và lên kế hoạch triển khai. Ngành giáo dục sẽ ưu tiên cho nhóm nhân lực thiết kế vi mạch bán dẫn", ông Sơn nói.

Theo Bộ trưởng, Việt Nam hiện có 35 cơ sở giáo dục đại học đào tạo trực tiếp ngành bán dẫn hoặc ngành gần như công nghệ thông tin, điện tử viễn thông. Sinh viên học những ngành gần có thể bổ túc, chuyển đổi để có ngay nhân lực đảm nhiệm công việc trong lĩnh vực này.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo giải trình về đào tạo 100.000 nhân lực ngành bán dẫn  Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo giải trình về đào tạo 100.000 nhân lực ngành bán dẫn

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn giải trình tại phiên sáng 1/11. Video: Truyền hình Quốc hội

Hiện nay, các trường đại học cũng tổ chức mạng lưới để chia sẻ kinh nghiệm, thiết kế chương trình. Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện nhiệm vụ được giao. Bộ đã ký hiệp định với Intel và nhiều doanh nghiệp khác để xác định chính xác nguồn nhân lực cho các nhóm, từ đó đào tạo sát nhu cầu, tránh tuyển sinh ào ạt gây dư thừa.

"Dự kiến năm 2030, số lượng nhân lực ngành bán dẫn sẽ cơ bản đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ", Bộ trưởng Sơn khẳng định. Bán dẫn là lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi cao nên cũng cần sự đầu tư tương xứng. Ngành giáo dục cần Quốc hội, Chính phủ quan tâm, đầu tư cơ sở như các phòng thực hành, "nếu không thì không thể tay không bắt chip".

Trước đó, đại biểu Hà Ánh Phượng (giáo viên Trường THPT Hương Cần, tỉnh Phú Thọ) băn khoăn làm thế nào để đạt kỳ vọng từ năm 2024 đến 2030 Việt Nam đạt khoảng 50.000 đến 100.000 nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn. "Việc này rất khó thực hiện, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu giải pháp hiện thực hóa mục tiêu này", bà nói.

Tại phiên thảo luận chiều 31/10, đại biểu Trần Chí Cường, Phó chủ tịch TP Đà Nẵng cũng cho rằng để phát triển ngành bán dẫn, đưa Việt Nam gia nhập chuỗi cung ứng của thế giới cần cơ chế, chính sách mang tính đột phá.

Ông đề xuất cho phép sử dụng ngân sách đầu tư trụ sở, cơ sở giúp doanh nghiệp giàu kinh nghiệm có thể thuê để đào tạo nhân lực bán dẫn, hỗ trợ nguồn lực cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao cho những ngành, lĩnh vực mới nổi, trong đó tập trung vào ngành sản xuất chip.

Đại biểu Trần Văn Khải, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cho rằng thiếu 50.000-100.000 nhân lực ngành bán dẫn đến năm 2030 thể hiện thực trạng "khát" nhân lực chất lượng cao của Việt Nam. Dù Chính phủ có thiện chí đầu tư hạ tầng, nhà xưởng sẵn sàng, tình trạng chưa có lao động chất lượng cao sẽ khiến các tập đoàn công nghệ lớn khó chọn Việt Nam để đầu tư.

"Tôi cho rằng Chính phủ cần phân tích khó khăn, nguyên nhân và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao", ông Khải nói.

Chiều nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách.

Sơn Hà

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap